.

Du lịch kết hợp Teambuilding và Gala Dinner. Đăng kí ngay! Chùm tour du lịch thu 2013 - Xem ngay >> Dich vu Visa - Passport Du lịch kết hợp Teambuilding và Gala Dinner. Đăng kí ngay! Chùm tour du lịch thu 2013 - Xem ngay >>

Bài Giảng Lễ Phong 6 Vị Tân Hiển Thánh

Bài Giảng Lễ Phong 6 Vị Tân Hiển Thánh
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjxgd0hyphenhyphenF7SWWOHCuMGvBXYxYI1JGhiws5FS4Fm53tGjLin0OFhAb_afcpIRKZ5nQh6Xiq48e8QiNNn99Xnyi0BslnTcFd5iY5yvl2WeqapMs3Nqr2NOo_hv06GY5U5q8t8aTuKtM9G-g/s72-c/11399_894796397198632_2059293898153957661_n.jpg
lu hanh cong giao

“Vào buổi xế chiều của cuộc sống, chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu”

Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:

”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.

Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25). Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.

Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28). Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).

ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!

Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:

”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34). 

Và ĐTC kết luận rằng:

”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen

LM. Trần Đức Anh OP
lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

lu hanh cong giao

Bài Viết ý nghĩa khác:

Nhận xét :

Comments